Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Luận án


  •  (2020)

  • Chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng phù hợp từng cá nhân, được thiết kế dựa trên các mô hình can thiệp thay đổi hành vi (lý thuyết nhận thức xã hội, lý thuyết hành vi có kế hoạch và phỏng vấn tạo động lực) đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi các hành vi tự chăm sóc răng miệng. Sau 3 tháng can thiệp, những sinh viên trong nhóm can thiệp đạt được mức độ thực hành vệ sinh răng miệng tốt hơn, số răng sâu chưa điều trị và sức khỏe mô nướu được cải thiện nhiều một cách có ý nghĩa hơn so với những sinh viên được giáo dục sức khỏe thường quy. Sau 3 tháng, hiệu quả của chương trình can thiệp giúp cải thiện 44% bệnh nhân có bệnh răng miệng trước đó.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Mô hình huy động cộng đồng tham gia giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh THCS tỉnh Gia Lai đã thực hiện có hiệu quả bằng việc triển khai các hoạt động và tập trung vào nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Mô hình đã có sự tác động lan tỏa đến chính quyền địa phương, các ban ngành trong xã và người dân quan tâm đặc biệt là Ban chỉ đạo và nhóm nòng cốt thực hiện mô hình đã được tăng cường về năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và về bệnh sâu răng, viêm lợi nói riêng.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Về tổng hợp và khẳng định cấu trúc các dẫn chất mang khung adamantan Đã tổng hợp được 66 dẫn chất mang khung adamantan trong đó có 63 chất chưa thấy công bố trong các tài liệu tham khảo được. Trong đó, đã tổng hợp được 10 dẫn chất base Schiff Va-j; 28 dẫn chất thiosemicarbazon VIIIa-q và IXa-k (25 chất mới, trừ các chất VIIId, VIIIe, VIIIn); 19 dẫn chất carbohydrazon XIIIa-m và XIVa-f; 9 dẫn chất 1,3- thiazolidin-4-on XVa-i.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đã phân tích đặc điểm thực vật, đồng thời lần đầu tiên tại Việt Nam phân tích đặc điểm sinh học phân tử của 2 mẫu Giảo cổ lam nghiên cứu trong luận án, kết luận tên khoa học là: + Gynostemma guangxiense X.X.Chen & D.H.Qin. + Gynostemma burmanicum King ex Chakrav var. molle C.Y.Wu. - Từ loài Gynostemma guangxiense X.X. Chen & D.H. Qin. (Giảo cổ lam Quảng Tây) lần đầu tiên công bố đã phân lập được 6 chất là quercetin, (22E)- stigmasta- 5,22- dien- 3yl- hexopyranosid và 4 saponin là: ginsenosid Rb3, quinquenosid L3 và 2 saponin mới đặt tên là Gynosid VN1, Gynosid VN2.

  • Luận án


  •  (2017)

  • Luận án cũng đã chứng minh lá Gối hạc có những tác dụng kể trên có phần tốt hơn rễ, mở ra hướng nghiên cứu mới cho việcsử dụng lá thay thế rễ, góp phần khai thác bền ứng dược liệu Gối hạc. Đã bước đầu chứng minh được cơ chế tác dụng của dược liệu Gối hạc thông quacon đường ức chế enzym liên quan đến viêm là xanthin oxidase (XO), lipoxygenase(LO) và cyclooxygenase (COX). Nghiên cứu này cũng đã phân lập được các hợp chất từ dược liệu đã được chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm (acid gallic, các flavonoid, acid maslinic…). Thăm dò xác định được tác dụng ức chế enzym protease HIV-1 của cao chiếtethanol toàn phần phân đoạn từ lá, thân, rễ cây Gối hạc và hợp chất lup-20(29)-en-3β,6α...