Browsing by Author Hồ Sỹ Sơn

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 33

  • 43_BANVEKHAINIEMBANCHATNOIDUNG_TC_SO6_2010.pdf.jpg


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2010)

  • Trách nhiệm hình sự là hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà luật học. Các kết quả nghiên cứu của họ về trách nhiệm hình sự và hoạt động áp dụng pháp luật hình sự tiếp thu thực hiện, vì vậy mang lại những giá trị to lớn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thực hiện trách nhiệm hình sự làm ảnh hưởng đến quyền con người. Trên cơ sở phân tích có phê phán trong khoa học luật hình sự trong và ngoài nước về khái niệm, bản chất, nội dung và giới hạn của trách nhiệm hình sự, bài viết đã phản ánh được khái niệm, bản chất và nội dung, giới hạn của trách nhiệm hình sự.

  • Luathoc1.2011_B6_BaovequyenconguoitrongTTHS.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2009)

  • Bài viết hướng vào làm rõ những vấn đề về ai trong số những chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự cần được bảo vệ? Tại sao phải bảo vệ? Thực trạng đã bảo vệ đến đâu? Và phải hoàn thiện pháp luật như thế nào để quyền con người trong tố tụng hình sự được bảo vệ một cách đầy đủ? Đưa ra ý kiến để hoàn thiện một số quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

  • 30_CHEDINHDONGPHAMTRONGLUAT_TC_SO11_2013.pdf.jpg
  • 2013


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2013)

  • Cả lý luận Luật Hình sự và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm tại các nước khác nhau đều cho thấy một tội phạm có thể được thực hiện bởi một người và nhiều người thực hiện một tội phạm đều bị coi là đồng phạm. Vậy đồng phạm là gì? Có bao nhiêu loại người đồng phạm, trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng đối với họ ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó, bài viết so sánh Luật hình sự của các nước, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt trong chế định đồng phạm để từ đó hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta về những vấn đề này.

  • 61_COSOLYLUAN_TC_SO10_NAM2005.pdf.jpg
  • 2005


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2005)

  • Nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người , coi con người là giá trị cao nhất, coi mịc đích của các quá trình phát triển xã hội và cảu sự tiến bộ xã hội là vì lợi ích của mọi người. Với nghĩa đó nhân đạo trở thành nguyên tắc của hệ thống pháp luật nói chung và của pháp luật hình sự nói riêng. Tính đặc thù của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự (LHS) thể hiện ở chỗ nói đến nhân đạo trong LHS là nhân đạo với ai, (với xã hội?, với người bị hại?,hay với người phạm tội?). Vấn đề này , trong khoa luật hình sự cũng như trong thực tiễn áp dụng luật hình sự vấn còn nhiều ý kiến khác nhau. Sự phát triển kinh tế, xã hội , văn hóa ngày càng tạo ra kh...

  • 56_HINHPHATTUHINH_TC_SO7_2009.pdf.jpg
  • 2009


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2009)

  • Hình phạt tử hình và mối liên hệ giữa hình phạt tử hình với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự: Tử hình là hình phạt trái với nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự; Hình phạt tử hình như đã nhấn mạnh là trái với nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự, với việc bãi bỏ loại hình phạt này phù hợp với nhân đạo nói chung, với nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự nói riêng, hay nói cách khác đưa nhân đạo và nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự vào cuộc sống; Sự khác nhau về những điều kiện lịch sử của từng quốc gia, hay nói chính xác là có sự khác nhau về cơ sở kinh tế hạ tầng mà cốt lõi quyết định là lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia mà có quốc gia đã b...

  • 74_KHAINIEMHINHPHAT_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_2_NAM2007.pdf.jpg
  • 2007


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2007)

  • Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt trong hệ thống pháp luật nước anh và hệ thống pháp luật nước Mỹ. Phân tích một cách tổng thế các quan điểm trên của các nhà luật học nước anh cũng như Mỹ về khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt, chúng ta thấy hình phạt quả là hiện tượng phức tạp có trong nội hàm phong phú vì vậy dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Từ những cách hiểu khác nhau đó về khái niệm hình phạt và mục đích hình phạt, chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn về hình phạt nói chung, khái niệm hình phạt và mục đích của hình phát nói riêng, tiếp thu những gì có thể được nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 của nước ta về khái niệm...

  • 10_MOILIENHEGIUANHANDAO_TC_SO1_2009.pdf.jpg
  • 2009


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2009)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều giá trị nhân đạo đã mang tính toàn cầu bắt buộc chung. Điều này thể hiện được trong các điều ước quốc tế phổ biến về nhân quyền. Những giá trị nhân đạo đó tác động tới pháp luật quốc gia, đặc biệt các quốc gia có chuẩn mực nhân đạo thấp hơn chuẩn mực chung. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những giá trị nhân đạo ở các quốc gia còn khác nhau và thậm trí trái ngược nhau

  • 39_MOTSONHANTHUCBANDAU_TC_SO5_2011.pdf.jpg
  • 2011


  • Authors: Hồ Sỹ Sơn (2011)

  • Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Luật hình sự so sánh. Nghiên cứu Luật hình sự so sánh và lý luận chung về Nhà nước và pháp luật; lịch sử pháp luật; luật Hình sự quốc tế; Tội phạm học